Trang chủ >> TIN TỨC
Tham vấn về các quy định về học nghề, phát triển kỹ năng nghề trong Bộ luật Lao động (sửa đổi)
Cập nhật lúc: 24/02/2019 04:37
Cuộc họp được tổ chức để tham vấn về các nội dung cụ thể như: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong phát triển kỹ năng nghề đối với người lao động trong doanh nghiệp; tham gia hội đồng phát triển kỹ năng nghề; quy định về học nghề và tập nghề đối với người lao động để làm việc cho doanh nghiệp và người lao động làm việc trong doanh nghiệp; chính sách đối với doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Cập nhật ngày: 23/02/2019

 Ngày 22/02/2019, tại Hà Nội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức cuộc họp tham vấn về các quy định về học nghề, phát triển kỹ năng trong Bộ luật Lao động (sửa đổi). Tham dự và chủ trì cuộc họp có ông Trương Anh Dũng, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, lãnh đạo Vụ Đào tạo chính quy, Vụ Đào tạo thường xuyên, Vụ Pháp chế - Thanh tra thuộc Tổng cục; bà Nguyễn Thị Hằng, Chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp và Nghề công tác xã hội Việt Nam cùng các Phó Chủ tịch Phan Chính Thức và Phan Sỹ Nghĩa; đại diện lãnh đạo Vụ Pháp chế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; đại diện Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, lãnh đạo Chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt Nam (GIZ), đại diện tổ chức lao động Quốc tế (ILO); đại diện một số trường cao đẳng và doanh nghiệp.

Phó Tổng Cục trưởng Trương Anh Dũng phát biểu tại cuộc họp

Cuộc họp được tổ chức để tham vấn về các nội dung cụ thể như: Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động trong phát triển kỹ năng nghề đối với người lao động trong doanh nghiệp; tham gia hội đồng phát triển kỹ năng nghề; quy định về học nghề và tập nghề đối với người lao động để làm việc cho doanh nghiệp và người lao động làm việc trong doanh nghiệp; chính sách đối với doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận, trao đổi, góp ý về các quy định về học nghề, phát triển kỹ năng nghề trong Bộ luật Lao động (sửa đổi). Đa số các ý kiến cho rằng cần thống nhất và làm rõ các thuật ngữ trong Bộ luật Lao động (sửa đổi) chẳng hạn như “Đào tạo nghề”, “Dạy nghề”, “Thực tập nghề”,...; cần đề cao trách nhiệm của doanh nghiệp đối với hoạt động giáo dục nghề nghiệp, đồng thời làm rõ chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Bên cạnh đó, cần xác định rõ phạm vi của các nội dung về giáo dục nghề nghiệp trong Bộ luật Lao động (sửa đổi), nghiên cứu để làm rõ nét hơn các nội dung về giáo dục nghề nghiệp trong Bộ Luật Lao động (sửa đổi), đào tạo nghề phải nằm trong chính sách phát triển chung về việc làm của quốc gia; cần bổ sung những cơ chế, chính sách còn khuyết thiếu, đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh mới của nền kinh tế, sự thay đổi nhanh chóng của khoa học công nghệ, sự hình thành hệ thống giáo nghề nghiệp dục mở,...

Các đại biểu tham dự cuộc họp

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Tổng Cục trưởng Trương Anh Dũng ghi nhận những ý kiến đóng góp tâm huyết, có tính chuyên môn cao về những nội dung học nghề, phát triển kỹ năng nghề trong Bộ luật Lao động (sửa đổi). Phó Tổng Cục trưởng cho rằng để có những đề xuất về nội dung đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển của giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh mới của đời sống kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế cần có những nghiên cứu sâu hơn và kỹ hơn, mong muốn các các đồng chí là cán bộ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp các cấp, các chuyên gia trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp tiếp tục có những đóng góp quý báu để Tổng cục hoàn thiện nội dung này trong Bộ luật Lao động (sửa đổi).

VP TCGDNN

Trung cấp chuyên nghiệp
Tạo điều kiện cho người học phát triển ngành nghề phù hợp với nhu cầu của xã hội, tiết kiệm chi phí, thời gian đào tạo linh hoạt, nâng cao hiệu quả trong đào tạo. Sau khi tốt nghiệp có thể học liên thông lên Đại học.
Đào tạo liên thông
Thực hiện mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội. Quá trình đào tạo và công nhận kết quả học tập, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của người học để quá trình đào tạo liên thông diễn ra thông suốt với chất lượng và hiệu quả cao
Sơ cấp nghề
- Mang đến cho người học các khóa đào tạo cô đọng và thực tiễn, vận dụng nhanh và tạo cho bản thân sự linh hoạt khi áp dụng vào thực tiễn.- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và bổ sung nhanh nguồn nhân lực chất lượng cho các doanh nghiệp và xã hội.
Đạo tạo kỹ năng mềm
Song hành với thế mạnh chất lượng đào tạo chuyên môn, Trường có lợi thế khác biệt trong việc đào tạo khối kiến thức và kỹ năng mềm bao gồm: kỹ năng sống, kỹ năng xã hội, kỹ năng cộng đồng nhằm phát triển con người toàn diện cả về các kiến thức chuyên môn và các khối kiến thức – kỹ năng mềm.
Facebook chat

Trường trung cấp giao thông vẫn tải

học trung cấp 

Học liên thông