Trang chủ >> TIN TỨC
Giao lưu trực tuyến “Giáo dục nghề nghiệp: Học nghề trước, đại học sau”
Cập nhật lúc: 18/08/2018 05:02
Vì sao lương khởi điểm của thợ nghề không thua cử nhân? Doanh nghiệp cần người làm việc hay người có bằng cấp? Tại sao cử nhân phải giấu bằng đi làm công nhân? Kỹ năng gì cần có khi tìm việc? Chọn vào đại học hay học nghề?...

Vì sao lương khởi điểm của thợ nghề không thua cử nhân? Doanh nghiệp cần người làm việc hay người có bằng cấp? Tại sao cử nhân phải giấu bằng đi làm công nhân? Kỹ năng gì cần có khi tìm việc? Chọn vào đại học hay học nghề?...

>> MỜI QUÝ ĐỘC GIẢ ĐẶT CÂU HỎI TỚI CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU TẠI ĐÂY <<

 

 

 

Đây là những vấn đề đang được dư luận quan tâm và sẽ được bàn luận chuyên sâu tại Giao lưu trực tuyến về giáo dục nghề nghiệp, gắn kết đào tạo và việc làm. Chương trình do Bộ LĐ-TB&XH, Báo điện tử Dân trí thực hiện vào hồi 14h30 ngày 15/8 (thứ 4) tại trụ sở Báo điện tử Dân trí (Hà Nội).

le quan (1)

Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH

Mục tiêu của chương trình Giao lưu nhằm giúp bạn đọc, đặc biệt là các bạn trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa của chọn ngành học, chọn nghề có thêm các thông tin đa chiều và trung thực từ “3 nhà”, gồm: Nhà quản lý, nhà đào tạo và nhà doanh nghiệp.

Trên cơ sở, bạn trẻ sẽ có những quyết định chính xác nhất, phù hợp với năng lực bản thân, sức học để chọn đúng ngành nghề theo học.

Chương trình có sự tham dự và giải đáp của các khách mời:

- Ông Lê Quân, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Thầy giáo Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội.

- Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search - Công ty cổ phần Navigos Group Việt Nam.

phuong mai (1)

Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search.

Đây cũng là dịp để các khách mời chia sẻ những đánh giá về cơ hội và xu hướng phát triển của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; những hành trang cần có của bạn trẻ khi tìm việc; các vấn đề được dự luận quan tâm về chọn trường, chọn ngành nghề học.

Bên cạnh đó, các khách mời của Chương trình sẽ trực tiếp giải đáp các thắc mắc của bạn đọc gửi tới liên quan tới 3 nhà:

Nhà quản lý: Chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; quy hoạch hệ thống các trường thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp; chính sách gắn kết đào tạo với việc làm; tác động của công nghiệp 4.0 tới lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; tình hình thất nghiệp của thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, thợ nghề; đánh giá về nhu cầu đang rất lớn của thị trường lao động đối với nhân lực ngành giáo dục nghề nghiệp, ứng dụng của phần mềm tư vấn hướng nghiệp ...

khanh

Thầy giáo Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội.

Nhà đào tạo: Thực trạng công tác tuyển sinh các ngành nghề thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp; mức lương của sinh viên, học sinh thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp; Hậu quả của quan niệm quá coi trọng bằng cấp; doanh nghiệp cần gì ở nhà trường; các ngành nào tạo đang được doanh nghiệp quan tâm; câu chuyện về những sinh viên, học sinh ngành giáo dục nghề nghiệp đã thành đạt trong cuộc sống...

Nhà doanh nghiệp: Tại sao ứng viên trẻ bị loại ngay ở vòng đầu mà không hiểu lý do; Kỹ năng cần có khi tiếp cận nhà tuyển dụng; Tấm bằng hay tay nghề của ứng viên được doanh nghiệp quan tâm; Đột phá trong trả lương để có nhân lực giỏi.

Đồng thời, bạn đọc có thể quan tâm thêm các nội dung đối với nhà doanh nghiệp, như: Tấm bằng và bộ hồ sơ “đẹp” quyết định tỷ lệ thành công trong phỏng vấn; cơ sở đào tạo cần điều chỉnh gì trước các yêu cầu của doanh nghiệp...​

>> MỜI QUÝ ĐỘC GIẢ ĐẶT CÂU HỎI TỚI CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU TẠI ĐÂY <<

 

Các khách mời giải đáp câu hỏi của bạn đọc

 

 

Trân trọng kính mời bạn đọc quan tâm về tuyển sinh và đào tạo giáo dục nghề nghiệp, gắn kết đào tạo với việc làm, gửi câu hỏi tới các khách mời dự Giao lưu trực tuyến TẠI ĐÂY hoặc theo địa chỉ email: hoangmanh@dantri.com.vn

Các câu hỏi sẽ được khách mời trả lời trực tiếp tại chương trình Giao lưu ngày 15/8.

 Nguồn - Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp

Trung cấp chuyên nghiệp
Tạo điều kiện cho người học phát triển ngành nghề phù hợp với nhu cầu của xã hội, tiết kiệm chi phí, thời gian đào tạo linh hoạt, nâng cao hiệu quả trong đào tạo. Sau khi tốt nghiệp có thể học liên thông lên Đại học.
Đào tạo liên thông
Thực hiện mục tiêu đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội. Quá trình đào tạo và công nhận kết quả học tập, kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của người học để quá trình đào tạo liên thông diễn ra thông suốt với chất lượng và hiệu quả cao
Sơ cấp nghề
- Mang đến cho người học các khóa đào tạo cô đọng và thực tiễn, vận dụng nhanh và tạo cho bản thân sự linh hoạt khi áp dụng vào thực tiễn.- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và bổ sung nhanh nguồn nhân lực chất lượng cho các doanh nghiệp và xã hội.
Đạo tạo kỹ năng mềm
Song hành với thế mạnh chất lượng đào tạo chuyên môn, Trường có lợi thế khác biệt trong việc đào tạo khối kiến thức và kỹ năng mềm bao gồm: kỹ năng sống, kỹ năng xã hội, kỹ năng cộng đồng nhằm phát triển con người toàn diện cả về các kiến thức chuyên môn và các khối kiến thức – kỹ năng mềm.
Facebook chat

Trường trung cấp giao thông vẫn tải

học trung cấp 

Học liên thông