Điều khá thú vị ở đây là mạng nơ ron đầu tiên thực tế đã được khai sinh từ tận năm 1951. Được gọi là “SNARC” - Máy tính tăng cường tín hiệu tương tự nơ ron ngẫu nhiên” (Stochastic Neural Analog Reinforcement Computer) - cỗ máy này được tạo ra bởi Marvin Minsky và Dean Edmonds, và nó không được lắp từ các vi mạch và bóng đèn bán dẫn, mà từ các đèn chân không, động cơ và khớp ly hợp.
4. Chiếc ôtô tự hành đầu tiênKhi nghĩ về ôtô tự lái, chúng ta nghĩ về những thứ như dự án Waymo của Google - nhưng ngay từ năm 1995, Mercedes-Benz đã làm ra được một chiếc ôtô S-Class gần như có thể tự vận hành suốt quãng đường từ Munich tới Copenhagen.
Theo AutoEvolution, hành trình 1043 dặm này đã được thực hiện bằng cách gắn thành công một siêu máy tính vào ngăn hành lý phía sau ôtô - chiếc xe chứa 60 con chip vi mạch siêu lớn, khi đó được xem là đỉnh cao của tính toán song song, tức là nó có thể xử lý nhanh rất nhiều dữ liệu lái xe - một phần cực kỳ quan trọng trong việc giúp những chiếc xe tự hành có thể phản ứng hiệu quả.
Chiếc ôtô này đã đạt được vận tốc tới 115 dặm một giờ, gần như tương tự với những chiếc xe tự hành ngày nay, cũng như có thể vượt và đọc các biển báo giao thông. Nhưng nếu chúng ta được mời đi thử trên đó thì sao? Có lẽ chúng tôi sẽ nhường các bạn đi trước
5. Chuyển sang thống kê
Mặc dù các mạng nơ ron đã tồn tại như một khái niệm trong một thời gian dài (như đã nói ở trên), nhưng phải tới cuối thập niên 80, một sự chuyển dịch lớn trong cộng đồng các nhà nghiên cứu AI từ cách tiếp cận “dựa trên các quy tắc” sang cách tiếp cận dựa trên số liệu thông kê - hay dạy học cho máy móc mới xuất hiện.
Điều này có nghĩa là thay vì cố gắng xây dựng các hệ thống mô phỏng trí tuệ bằng việc tìm cách đoán biết các quy tắc hoạt động của con người, họ sẽ chọn cách tiếp cận thử-nghiệm-và-lỗi-sai và điều chỉnh các xác suất dựa trên những phản hồi như một cách tốt hơn hẳn để dạy máy móc suy nghĩ. Đây là một sự kiện trọng đại - vì đây là quan niệm giải phóng nhiều khả năng tuyệt vời của AI hiện nay.
6. Máy tính Deep Blue đánh bại Garry Kasparov
Bất chấp việc chuyển sang tập trung vào các mô hình thống kê, các mô hình dựa trên quy tắc vẫn được sử dụng - và vào năm 1997 IBM đã tổ chức một trận đấu cờ vua được xem là nổi tiếng nhất mọi thời đại, ở đó máy tính Deep Blue của họ đã đánh bại nhà vô địch cờ vua thế giới Garry Kasparov - một ví dụ mô tả sức mạnh của máy móc có thể lớn đến thế nào.
Trận đấu này thực tế là một trận tái đấu: năm 1996, Kasparov đã hạ gục Deep Blue với tỷ số 4-2. Tới năm 1997, cỗ máy đã phục thù bằng cách thắng 2 trong số 6 ván cờ và thủ hòa với Kasparov trong 3 ván.
Trí thông minh của Deep Blue, ở một mức độ nhất định, là không khách quan - bản thân IBM cũng nói rằng cỗ máy của họ không sử dụng trí tuệ nhân tạo.
Dù cỗ máy này có được tính là AI hay không, một điều rõ ràng là đây vẫn là một cột mốc đáng kể, thu hút rất nhiều sự chú ý không chỉ với khả năng tính toán của máy tính cũng như tới toàn bộ lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
7. Siri làm chủ ngôn ngữ
Xử lý ngôn ngữ tự nhiên từ lâu đã trở thành chiếc chén thánh của trí tuệ nhân tạo - và đóng vai trò quyết định nếu chúng ta muốn có một thế giới nơi những robot hình người tồn tại, hay là nơi chúng ta có thể quát những mệnh lệnh vào các thiết bị như trong phim Star Trek.
Và đó là lý do vì sao Siri, ứng dụng được xây dựng bằng các phương pháp thống kê đã nêu, tạo được ấn tượng mạnh như vậy.
Trước năm 2010 chưa từng có ai được sử dụng ứng dụng nhắn tin bằng giọng nói để thấy chúng ta đã tiến xa được đến mức nào.
Là sản phẩm của SRI International và thậm chí còn được ra mắt với tư cách một ứng dụng độc lập trên cửa hàng ứng dụng của iOS, Siri đã nhanh chóng được Apple mua lại và tích hợp sâu vào iOS:
Ngày nay, nó là một trong những thành công rực rỡ nhất của công tác dạy học cho máy móc, bởi ứng dụng này, cùng với các sản phẩm tương tự từ Google (Assistant), Microsoft (Cortana) và Amazon (Alexa) đã thay đổi cách chúng ta tương tác với các thiết bị của mình theo hướng mà mới cách đây vài năm vẫn còn là không tưởng.
Ngày nay, chúng ta xem đó là chuyện bình thường - nhưng hãy nhớ rằng trước năm 2010 chưa từng có ai được sử dụng ứng dụng nhắn tin bằng giọng nói để thấy chúng ta đã tiến xa được đến mức nào.
8. Thử thách ImageNet
Cũng như nhận diện giọng nói, nhận diện hình ảnh là một thách thức lớn nữa mà AI đang hỗ trợ để vượt qua. Năm 2015, các nhà nghiên cứu đã lần đầu kết luận rằng máy móc - trong trường hợp này là hai hệ thống máy tính từ Google và Microsoft - xác định các đối tượng trong các bức ảnh thuộc hơn 1000 chủ đề một cách giỏi hơn so với con người.
Các hệ thống “deep learning” (học sâu) này đã thành công trong việc vượt qua thử thách ImageNet - một dạng Phép thử Turing cho nhận diện hình ảnh - và chúng sẽ đóng vai trò căn bản nếu khả năng nhận diện hình ảnh phát triển vượt xa khả năng của con người.
Đương nhiên, có rất nhiều ứng dụng nhận diện hình ảnh - nhưng một ví dụ vui mà Google hay khoe khi quảng bá nền tảng dạy học cho máy móc TensorFlow là việc phân loại dưa chuột:
Bằng cách sử dụng thị lực của máy tính, người nông dân không cần đến ý kiến của con người để quyết định các loại rau củ đã sẵn sàng cho bữa tối hay chưa - máy móc có thể tự động quyết định điều đó vì trước đó chúng đã được dạy dữ liệu này.
9. GPU giúp AI trở nên kinh tế hơn
Một trong những lý do quan trọng giúp AI trở nên quan trọng như bây giờ là chỉ trong vài năm qua, chi phí tính toán một lượng lớn dữ liệu đã trở nên phải chăng.
Theo Fortune, đến cuối thập niên 2000, các nhà nghiên cứu mới nhận ra rằng các bộ xử lý đồ họa chuyên dụng (GPU) được phát triển cho đồ họa 3D và trò chơi điện tử có khả năng tính toán deep learning nhanh hơn 20-50 lần so với các CPU truyền thống. Và khi mọi người đã nhận ra điều đó, sức mạnh tính toán đã tăng lên đáng kể, cho phép các nền tảng AI đám mây hỗ trợ cho vô số ứng dụng AI ngày nay.
Các game thủ xứng đáng được nhận một lời cảm ơn. Có thể cha mẹ và người yêu của họ không thích họ dành quá nhiều thời gian chơi điện tử - nhưng các nhà nghiên cứu AI chắc chắn rất biết ơn họ.
10. AlphaGo và AlphaGoZero đánh bại tất cả
Tháng 3/2016, AI đã đặt thêm một dấu mốc nữa trong lịch sử khi phần mềm AlphaGo của Google đánh bại Lee Sedol, một kiện tướng cờ vây - gợi nhớ lại trận đấu lịch sử của Garry Kasparov.
Điều đáng nói ở đây không chỉ ở chỗ cờ vây là một môn thể thao phức tạp về mặt toán học hơn cả cờ vua, mà phần mềm này còn được cả con người và các AI đối thủ dạy dỗ. Google đã thắng 4 trong 5 ván đấu bằng cách dùng 1920 CPU và 280 GPU.
Đáng chú ý hơn cả là tin tức hồi năm ngoái về phiên bản mới hơn của AlphaGo, AlphaGo Zero. Thay vì sử dụng bất kỳ dữ liệu nào trước đó, như AlphaGo và Deep Blue đã làm, để học về trò chơi, phần mềm này chỉ đơn giản chơi hàng nghìn ván cờ với chính mình - và sau 3 ngày luyện tập nó đã đánh bại được phiên bản AlphaGo đã hạ gục Lee Sedol 100 ván không gỡ. Cần gì phải dạy một cỗ máy trở nên thông minh, khi tự nó có thể dạy chính mình.
Theo VietNam +