Tâm bình an thì hết thảy đều là sóng yên biển lặng. Tâm ngay thẳng thì mọi chuyện cũng xuôi gió, thuận buồm. Tâm không màng quyền lợi riêng tư ắt là có được hạnh phúc, thanh thản. Tâm chứa đầy lương thiện thì đi khắp thiên hạ cũng luôn có tri kỷ, tri âm....
GIỮ CHO TÂM LUÔN SÁNG
Giáo viên chủ nhiệm là người hiểu rõ và luôn tâm đắc với những điều dưới đây:
Tâm bình an thì hết thảy đều là sóng yên biển lặng. Tâm ngay thẳng thì mọi chuyện cũng xuôi gió, thuận buồm. Tâm không màng quyền lợi riêng tư ắt là có được hạnh phúc, thanh thản. Tâm chứa đầy lương thiện thì đi khắp thiên hạ cũng luôn có tri kỷ, tri âm.
Chớ nên áp đặt suy nghĩ của mình vào người khác. Thay vào đó, hãy vì người khác mà thay đổi thái độ của chính mình. Việc mình không muốn, chớ ép người làm. Khoan dung đãi người, nghĩ cho người khác trước tiên thì tự khắc có được điều mình mong muốn.
Hãy học cách chấp nhận thực tế. Khi có thể đối mặt với sự phũ phàng của thực tế, bạn sẽ không còn thời gian để nuôi dưỡng những cảm giác buồn bực, khổ đau nữa.
Thuận lợi và khó khăn đều là những khái niệm không hề cố định. Nếu bạn vẫn cố chấp, mọi thứ đều sẽ trở nên khó khăn. Nếu bạn buông lỏng, tất cả sẽ đều thuận buồm xuôi gió.
Nhưng buông lỏng không có nghĩa là buông xuôi, phó mặc, buông thả mà thanh thản cũng không phải là lười nhác, bỏ bê. Thuận theo tự nhiên cũng chẳng phải là tùy ý làm mọi thứ.
Bởi vì:
Với tư cách là một “ Hiệu trưởng nhỏ”, GVCN phải quản lí, điều hành mọi hoạt động phong trào của lớp thật khoa học và hiệu quả, phải chịu trách nhiệm trước cấp trên về những vấn đề diễn ra trong lớp mình chủ nhiệm. Như vậy GVCN cần phảI có một bộ óc kế hoạch hóa và tố chất của một con người hành động. Đối tượng quản lí trực tiếp của GVCN là con người, do đó không thể có một chương trình cài đặt sẵn, mà phải sắn tay vào làm thực sự. Thấy đúng thì tổng kết và áp dụng, thấy sai phải điều chỉnh kế hoạch kịp thời hoặc hủy bỏ theo quy trình: Xây dựng kế hoạch - Thực hiện kế hoạch - Kiểm tra kế hoạch - Tổng kết và vạch ra kế hoạch mới. Vì thế rất cần ở chủ nhiệm lớp các phẩm chất nhiệt tình sâu sát, cần cù, trí nhớ tốt, quan sát tinh, tâm lí giỏi, có khả năng xây dựng đội ngũ tự quản cán bộ HS.
Với tư cách là “cầu nối đa năng”, GVCN phải giữ vững mối liên lạc giữa gia đình các em với nhà trường, với xã hội bên ngoài, và thậm chí là với chính các giáo viên bộ môn của lớp, với các em trong lớp với nhau. Muốn vậy GVCN phải thường xuyên trao đổi với gia đình các em và thăm dò điều tra qua nhiều nguồn thông tin.
Ngoài ra, GVCN cần làm tốt vai tròlàm bạn với học sinh.
Thực hiện tốt những điều trên đây với GVCN các lớp mà học sinh mới tốt nghiệp THCS học tiếp lên trung cấp là một điều vô cùng khó khăn. Mỗi thầy, cô có những biện pháp khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nhưng có một điều chung trong suy nghĩ của các thầy, cô là trong giai đoạn này các em rất cần đến bàn tay chỉ đường, định hướng cho những bước đi đầu đời của mình. Và người đó sẽ không phải là ai khác mà chính là những người thầy, người cô (đặc biệt là GVCN) vì đây là những người gần gũi, tiếp xúc với các em nhiều nhất trong thời gian học tập.
Dẫu có khó khăn, vất vả nhưng mỗi GVCN luôn giữ cho mình một cái tâm trong sáng, cái tâm của một người thầy tất cả vì học sinh thân yêu.Đó là bí quyết của sự thành công.
PHÒNG ĐÀO TẠO VÀ QUẢN LÝ HỌC SINH